Hiến pháp Việt
Nam 2013
Điều 4
[version officielle]
1) Đảng Cộng sản Việt Nam - Đội tiên phong của giai cấp
công nhân, đồng thời là đội tiên phong của Nhân dân lao động
và của dân tộc Việt Nam, đại biểu trung thành lợi ích của
giai cấp công nhân, Nhân dân lao động và của cả dân tộc, lấy
chủ nghĩa Mác – Lê nin và tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng
tư tưởng là lực lượng lănh đạo Nhà nước và xă hội.
2) Đảng Cộng sản Việt Nam gắn bó mật thiết với Nhân dân,
phục vụ Nhân dân, chịu sự giám sát của Nhân dân, chịu trách
nhiệm trước Nhân dân về những quyết định của ḿnh.
3) Các tổ chức của Đảng và đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam
hoạt động trong khuôn khổ Hiến pháp và pháp luật.
Điều 5
1) Nước Cộng hoà xă hội chủ nghĩa Việt Nam là quốc gia
thống nhất của các dân tộc cùng sinh sống trên đất nước Việt
Nam.
2) Các dân tộc b́nh đẳng, đoàn kết, tôn trọng và giúp nhau
cùng phát triển; nghiêm cấm mọi hành vi kỳ thị, chia rẽ dân
tộc.
3) Ngôn ngữ quốc gia là tiếng Việt. Các dân tộc có quyền
dùng tiếng nói, chữ viết, giữ ǵn bản sắc dân tộc, phát huy
phong tục, tập quán, truyền thống và văn hoá tốt đẹp của
ḿnh.
4) Nhà nước thực hiện chính sách phát triển toàn diện và tạo
điều kiện để các dân tộc thiểu số phát huy nội lực, cùng
phát triển với đất nước.
Điều 24
1) Mọi người có quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo, theo hoặc không theo
một tôn giáo nào. Các tôn giáo b́nh đẳng trước pháp luật.
2) Nhà nước tôn trọng và bảo hộ quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo.
3) Không ai được xâm phạm tự do tín ngưỡng, tôn giáo hoặc lợi dụng
tín ngưỡng, tôn giáo để vi phạm pháp luật.
Điều 25
Công dân có quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, tiếp cận
thông tin, hội họp, lập hội, biểu t́nh. Việc thực hiện các
quyền này do pháp luật quy định.
Điều 42
Công dân có quyền xác định dân tộc của ḿnh, sử dụng ngôn
ngữ mẹ đẻ, lựa chọn ngôn ngữ giao tiếp.
Điều 58
1) Nhà nước, xă hội đầu tư phát triển sự nghiệp bảo vệ,
chăm sóc sức khỏe của Nhân dân, thực hiện bảo hiểm y tế toàn
dân, có chính sách ưu tiên chăm sóc sức khoẻ cho đồng bào
dân tộc thiểu số, đồng bào ở miền núi, hải đảo và vùng có
điều kiện kinh tế - xă hội đặc biệt khó khăn.
2) Nhà nước, xă hội và gia đ́nh có trách nhiệm bảo vệ, chăm
sóc sức khỏe người mẹ, trẻ em, thực hiện kế hoạch hóa gia
đ́nh.
Điều 61
1. Phát triển giáo dục là quốc sách hàng đầu nhằm nâng
cao dân trí, phát triển nguồn nhân lực, bồi dưỡng nhân tài.
2) Nhà nước ưu tiên đầu tư và thu hút các nguồn đầu tư khác
cho giáo dục; chăm lo giáo dục mầm non; bảo đảm giáo dục
tiểu học là bắt buộc, Nhà nước không thu học phí; từng
bước phổ cập giáo dục trung học; phát triển giáo dục đại học,
giáo dục nghề nghiệp; thực hiện chính sách học bổng, học phí
hợp lư.
3) Nhà nước ưu tiên phát triển giáo dục ở miền núi, hải đảo,
vùng đồng bào dân tộc thiểu số và vùng có điều kiện kinh tế
- xă hội đặc biệt khó khăn; ưu tiên sử dụng, phát triển nhân
tài; tạo điều kiện để người khuyết tật và người nghèo được
học văn hoá và học nghề.
Điều 70
Quốc hội có những nhiệm vụ và quyền hạn sau đây:
5. Quyết định chính sách dân tộc, chính sách tôn giáo
của Nhà nước;
Điều 75
1) Hội đồng dân tộc gồm Chủ tịch, các Phó Chủ tịch và
các Ủy viên. Chủ tịch Hội đồng dân tộc do Quốc hội bầu; các
Phó Chủ tịch và các Ủy viên Hội đồng dân tộc do Ủy ban
thường vụ Quốc hội phê chuẩn.
2) Hội đồng dân tộc nghiên cứu và kiến nghị với Quốc hội về
công tác dân tộc; thực hiện quyền giám sát việc thi hành
chính sách dân tộc, chương tŕnh, kế hoạch phát triển kinh
tế - xă hội miền núi và vùng đồng bào dân tộc thiểu số.
3) Chủ tịch Hội đồng dân tộc được mời tham dự phiên họp của
Chính phủ bàn về việc thực hiện chính sách dân tộc. Khi ban
hành quy định thực hiện chính sách dân tộc, Chính phủ phải
lấy ư kiến của Hội đồng dân tộc.
4) Hội đồng dân tộc có những nhiệm vụ, quyền hạn khác như Uỷ
ban của Quốc hội quy định tại khoản 2 Điều 76.
Điều 77
1) Hội đồng dân tộc, các Ủy ban của Quốc hội có quyền
yêu cầu thành viên Chính phủ, Chánh án Toà án nhân dân tối
cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Tổng Kiểm
toán Nhà nước và cá nhân hữu quan báo cáo, giải tŕnh hoặc
cung cấp tài liệu về những vấn đề cần thiết. Người được yêu
cầu có trách nhiệm đáp ứng yêu cầu đó.
2) Các cơ quan nhà nước có trách nhiệm nghiên cứu và trả lời
những kiến nghị của Hội đồng dân tộc và các Uỷ ban của Quốc
hội.
Điều 82
1) Đại biểu Quốc hội có trách nhiệm thực hiện đầy đủ
nhiệm vụ đại biểu; có quyền tham gia làm thành viên của Hội
đồng dân tộc hoặc Ủy ban của Quốc hội.